XI PHỦ PVD

Công nghệ PVD (Physical Vapor Depotion: Công nghệ lắng đọng hơi vật lý) là các phương pháp xi mạ lắng đọng vật liệu trong môi trường chân không và được sử dụng để tạo các lớp phủ. PVD là một quá trình lắng đọng trong đó vật liệu chuyển từ thể rắn sang thể hơi và sau đó kết hợp khí trơ và trở lại thể rắn dưới dạng một lớp màng mỏng ngưng tụ trên bề mặt vật liệu. Công nghệ PVD được sử dụng trong sản xuất các mặt hàng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao phục vụ cho các ngành cơ học, quang học, hóa học, cơ khí hoặc điện tử..v.v

Xi Phủ PVD theo tiêu chuẩn ISO 21874, AMS 2444

Trong quy trình xi mạ chân không PVD, một dòng điện cường độ cao bắn phá trên bề mặt vật liệu nguồn làm bay hơi nhanh chóng các ion kim loại. Những ion kim loại sẽ di chuyển đến bề mặt sản phẩm trong môi trường chân không và hòa trộn với các loại khí phản ứng để hình thành một lớp màng mỏng trên bề mặt mẫu. Quá trình lắng đọng ảnh hưởng đáng kể lên tính chất của lớp phủ nó tương quan tới độ bám dính của vật liêu nền.

Quá trình PVD sử dụng môi trường chân không cao, vật liệu bia, nhiệt độ, điện áp cao và khí phản ứng như ni-tơ để tạo lớp phủ trên bề mặt mẫu. Buồng chân không được hút sạch khí và nung nóng từ 100 đến 600 độ C. Một lượng khí nhỏ được phun vào buồng chân không một cách chính xác. Những vật liệu bia, nguồn và khí phản ứng khác nhau sẽ tạo ra những lớp phủ khác nhau với tính chất khác biệt.

Các ứng dụng bao gồm thiết bị bán dẫn màng mỏng như tấm pin mặt trời, lớp màng nhôm để đóng gói thực phẩm và khí cầu, và các dụng cụ cắt gọt gia công kim loại. Bên cạnh các công cụ công nghiệp, các linh kiện thiết bị công nghệ cao cũng được áp dụng đặc biệt trong nghiên cứu khoa học. Các lớp phủ công nghiệp thông dụng mạ phủ cứng dao cụ cắt gọt hiện nay là: TiN, ZrN, TiC, CrC, CrN, TiAlN.. DLC

ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ PVD

* Lớp phủ Titanium được tạo ra bởi công nghệ PVD cứng hơn và chống ăn mòn tốt hơn so với lớp phủ được tạo ra bởi quá trình mạ điện. Lớp phủ PVD có thể chịu nhiệt độ cao và chịu va đập tốt, chống mài mòn tuyệt vời và rất bền nên hầu như không bao giờ cần phủ thêm lớp bảo vệ nào khác.

* Có khả năng áp dụng trên hầu hết các loại vật liệu vô cơ và một số vật liệu hữu cơ

* Thân thiện với môi trường hơn so với các quy trình xi mạ truyền thống như mạ điện và sơn vì không có chất thải trước và sau quá trình.

* Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để tạo ra lớp mạ phủ nhất định.

* Nhiệt độ mạ thấp: hệ thống PVD vận hành ở nhiệt độ thấp từ 200 đến 450°C trong buồng chân không, điều này có thể cung cấp lớp xi trên nhiều loại vật liệu như gốm sứ, thủy tinh, ceramic. kim loại..v.v

NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ PVD

* Yêu cầu quy trình rửa sạch bề mặt sản phẩm xi mạ rất khắt khe,

* Lớp phủ khó vào sâu bên trong một số mẫu có hình dáng phức tạp. Tuy nhiên có những phương pháp cho phép phủ đầy đủ các hình học phức tạp.

* Một số công nghệ PVD thường hoạt động ở nhiệt độ và chân không rất cao, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt của nhân viên điều hành và cần một hệ thống làm mát để giải nhiệt lớn.