Nhằm chống lại những tác động từ bên ngoài cũng như đảm bảo sản phẩm không bị ăn mòn, biến dạng và hư hỏng thì gia công xi mạ ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp khá phổ biến, áp dụng được cho rất nhiều sản phẩm có tính chất khác nhau. Đặc biệt là mạ crom trên kim loại , xi mạ kẽm sản phẩm rỉ sét hoặc mạ đồng .. được áp dụng rộng rãi lên tất cả các vật dụng nhằm mục đích tăng độ bền cũng như gia tăng tính thẩm mỹ; bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu về xi mạ kẽm cũng như một số dạng xi mạ kẽm phổ biến hiện nay.
Xi mạ kẽm theo tiêu chuẩn ASTM B633
Xi mạ kẽm chính là tạo một lớp phủ bảo vệ của kẽm lên bề mặt thép chống lại sự ảnh hưởng từ bên ngoài và tăng tuổi thọ cho sản phẩm sau quá trình xi mạ. Hiện nay có kỹ thuật mạ kẽm liên tục và kỹ thuật mạ kẽm nhúng nóng được áp dụng phổ biến nhất nhưng đều có chung mục đích giúp bảo vệ sản phẩm. Tuy nhiên, ngoài tác dụng về cơ học thì xi mạ kẽm còn giúp bảo vệ kim loại theo co chế anot qua con đường điện hóa. Chính vì thế khi xảy ra hiện tượng ăn mòn do kẽm có điện thế âm hơn nên sẽ tự tan ra nhằm bảo vệ cho kim loại được an toàn đến khi lớp xi mạ còn rất mỏng vẫn giữ được độ bền vượt thời gian.
Một số dạng xi mạ kẽm gồm có:
-
Mạ kẽm trắng xanh: Đối với các chi tiết máy hay sắt thép trong ngành xây dựng sau khi được mạ kẽm qua hồ thụ động sẽ có màu trắng xanh giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm mạ và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
-
Mạ kẽm 7 màu: Ứng dụng phổ biến trong mạ chi tiết máy và mạ trang trí cho nên sau khi được mạ kẽm qua hồ thụ động sẽ ánh lên 7 màu nên tính thẩm mỹ được gia tăng đáng kể và đặc biệt được chú ý
-
Mạ kẽm Crom3+ xuất khẩu: Được ứng dụng rộng rãi trong việc xi mạ các chi tiết máy công nghiệp cơ khí hay các chi tiết trang trí khác mà lớp mạ kẽm có màu trắng được thụ động crom3+ bên ngoài nhằm giúp bảo vệ sản phẩm.
-
Mạ kẽm đen: Nhằm mục đích trang trí sản phẩm đối với các bề mặt không phản xạ do đó sau khi mạ kẽm xong sẽ được đưa qua công đoạn lấy thụ động màu đen để giúp sản phẩm được xi mạ có độ bền đáng kể.
-
Mạ kẽm nhúng nóng: Có độ dày lên tới 100 µm nên lớp mạ kẽm có tác dụng bảo vệ cao nhất cho sản phẩm, ngoài ra khả năng chống gỉ, độ bền cao lên tới 30 năm cho nên phương pháp mạ kẽm nhúng nóng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực mạ hiện nay. Chính vì thế mà các công trình ngoài trời hoặc gần biển như sắt thép xây dựng, cột đèn, ăng ten, trụ lan can .. chủ yếu được áp dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng.