MẠ BẠC

Bạc là kim loại màu trắng, bóng dẻo, mềm hơn đồng và cứng hơn vàng. Bạc dễ đánh bóng, khả năng phản xạ cao, độ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

Mạ bạc theo các tiêu chuẩn: QQ-S-365, ASTM B700, AMS 2410, AMS 2411 & AMS 2412

Bạc ổn định nhiều trong axit hữu cơ, dung dịch kiềm, dễ hòa tan trong Axit Nitric, không bị ôxi hóa trong không khí. Chính vì vậy bạc được dùng trong các ngành nghề khác nhau như dùng để mạ các đồ trang sức, huy chương, thìa, bát, đĩa, các loại gương phản chiếu, đèn pha ôtô, các loại máy móc, dụng cụ hóa chất cũng thường được mạ bạc để chống ăn mòn trong môi trường kiềm.

♦ Phương pháp mạ bạc

Phương pháp mạ bạc hóa học hay còn gọi là mạ không dùng điện là quá trình kết tủa kim loại hay hợp kim lên bề mặt vật rắn nhờ vào các phản ứng hóa học mà không cần sử dụng năng lượng điện bên ngoài. Mạ bạc thường dùng phản ứng tự xúc tác.

Phương pháp mạ bạc từ dung dịch xyanua (Phương pháp truyền thống): Là quá trình mạ điện sử dụng chất điện phân chứa dung dịch Bạc Xyanua và một số Xyanua tự do. Muối phức Bạc Kali Xyanua (KAg(CN)2) và Kali Xyanua tự do là thành phần chủ yếu trong dung dịch mạ.

Tùy thuộc vào mục đích mạ và chi tiết cần mạ mà áp dụng phương pháp mạ khác nhau.

♦ Một số lưu ý về thành phần trong dung dịch mạ bạc

 Có rất nhiều loại dung dịch mạ bạc, trong thực tế đa số dùng muối phức Xyanua, dung dịch này cho lớp mạ mịn, bóng. Muối Kali thường được dùng nhiều hơn muối Natri, vì:

– Độ dẫn điện của dung dịch muối Kali tốt hơn dung dịch Natri.

– Dung dịch muối Kali có thể dùng mật độ dòng điện cao hơn dung dịch muối Natri. Mật độ dòng điện ổn định sẽ ảnh hưởng lớp mạ.

Nồng độ Xyanua có ảnh hưởng lớn đến quá trình mạ. Tăng nồng độ Xyanua làm giảm khả năng phân ly của các ion phức, nâng cao phân cực Katốt, lớp mạ tinh mịn, đồng thời tăng nhiệt độ dẫn nhiệt, tăng khả năng phân bố của lớp mạ. Tăng nồng độ xyanua còn làm cho Anốt hòa tan bình thường, bổ sung ion bạc bị tiêu hao, dung dịch ổn định, nhưng nếu tăng quá nhiều sẽ làm giảm phân cực Anốt.

SẢN PHẨM MẠ BẠC