XI MẠ NIKEN

Xi mạ Niken chính là cách tốt nhất giúp chống oxy hóa bề mặt các loại kim loại như sắt, inox, thép, gang, atimon và đặc biệt là mạ cho đồng trong các thiết bị điện, trong một số ngành công nghiệp khác nhau.

Mạ Niken theo các tiêu chuẩn : QQ-N-290, ASTM B689, AMS 2403 (cho mạ niken điện); và MIL-C-26074, ASTM B733, AMS 2404 (cho niken hóa)

Mạ Niken tạo một lớp phủ ngoài có độ bám dính cao, độ cứng tốt, dẫn điện hiệu quả, không bong, không gỉ lại còn chống trầy xước nên giúp bảo vệ bề mặt hiệu quả và bảo vệ các kim loại nền này khỏi bị ăn mòn trước bất kỳ điều kiện môi trường, thời tiết nào cho dù khắc nghiệt nhất.

Ưu điểm của mạ Niken

Bởi vì lớp mạ tạo bởi Niken khó bị bong tróc, nên việc xi mạ Niken ngoài có tác dụng bảo vệ thì còn hữu dụng trong việc trang trí, làm tăng vẻ đẹp, sức hút cho nhiều đồ trang sức cá nhân và các dụng cụ, máy móc. Từ những giá trị này đối với cuộc sống mà xi mạ Niken ngày càng trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi, được đông đảo mọi người tin dùng và sử dụng.

Ứng dụng của mạ Niken

Những vật dụng được mạ Niken trong đời sống hằng ngày như: tủ điện, các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày như vòi nước…, xe ô tô, xe máy, chi tiết máy công nghiệp, lô trục, con lăn, các thiết bị y tế, các dụng cụ thí nghiệm…

Đặc điểm mạ Niken

Có 3 nhóm nền chính mà lớp mạ Niken thường bám lên:

– Một là, lớp mạ và nền cùng là Niken, ví dụ như mạ Niken bóng lên Niken bán bóng.  Khi này độ bám tốt nhất, có điều kiện tốt còn xuất hiện hiện tượng epitaxy

– Hai là, lớp mạ và nền không cùng một kim loại, ví dụ mạ Niken lên thép. Đây là trường hợp phổ biến, độ bám là kết quả tùy lực liên kết từng kim loại

– Ba là, nền là phi kim. Hay nói cách khác là xi mạ Niken lên chất dẻo

Việc mạ Niken tùy thuộc vào môi trường và cách sử dụng của sản phẩm

Phân loại xi mạ Niken

Một số hình thức mạ Niken phổ biến có thể kể đến như là:

– Xi mạ Niken bóng: thường dùng để trang trí, có khả năng tăng chịu hao mòn, tăng độ cứng, độ bám tốt, dẻo và dễ sử dụng. Khi mạ theo cách này thì vật được mạ sẽ có phản xạ như gương ánh sáng bởi bề mặt các đa tinh thể tạo nên

– Xi mạ Niken crom: còn thường được gọi là mạ crom trang trí, dùng công nghệ xi mạ tạo lớp bề mặt có độ bóng tiêu chuẩn, có khả năng chống trầy xước, ngăn ăn mòn, xỉn màu hiệu quả. Thêm vào đó cách xi mạ Niken này còn có khả năng tăng độ cứng cho bề mặt chất liệu được mạ.

– Xi mạ Niken mờ: lớp mạ này khá rắn nhưng dẻo, bám tốt và điểm để phân biệt với các loại xi mạ trên là lớp mạ không bóng. Bởi lớp này dễ tách khỏi kim loại, có sức căng thấp, dẫn điện cao và tinh thể mịn nên thường dùng để mạ đúc.

– Xi mạ Niken đen: lớp mạ này có tính kiềm, tạo ra một lớp ngoài bóng đen, mỏng về bề mặt, mạ được trực tiếp trên đồng, bạc, kẽm, đồng thau tạo bề mặc không phản xạ. Dùng chủ yếu trong công nghệ quang học, có tác dụng tích tụ năng lượng mặt thời, quang tuyến…Nhiều khi còn là mạ trang sức với mục đích trang trí là chính, không mang tính bảo vệ nhiều.

– Xi mạ Niken hóa học: tức là mạ Niken không điện, tạo ra lớp mạ có màu sáng bạc pha chút vàng, độ cứng tốt và chịu tạp chất cao. Loại này hoàn toàn không dùng tiếp sức điện mà chỉ mạ dùng hóa chất. Công dụng của cách mạ này là chống rỉ trong công nghiệp. Ngoài ra bởi độ chịu mài mòn tốt nên còn là cách thức mạ chi tiết nhiều loại máy móc như bơm thủy lực, máy nén không khí nhằm tăng thời gian sử dụng cho các sản phẩm này.

Quy trình xi mạ Niken

Quy trình theo các bước như sau:  Xử lý bề mặt – Tẩy dầu siêu âm – Tẩy rỉ – Tẩy dầu điện giải – Hoạt hóa bề mặt – Thực hiện xi mạ Niken – Thu hồi – Thụ động – Ly tâm nhiệt – Ra thành phẩm.

sản phẩm xi mạ niken